Bùa 5 Ông là một loại bùa gia truyền của môn phái đạo Năm Ông Phật Xiêm có nguồn gốc từ nước Xiêm (Nam Tông Thái Lan). Bùa này thường được dùng để hộ mệnh, mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho bản thân người chơi bùa. Vậy bùa Năm Ông là gì? Bùa Năm Ông có tác dụng gì? Cách luyện bùa chú này như thế nào? Cách giải bùa 5 ông ra sao? Cùng Thế Giới Tiện Dụng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Môn phái 5 ông Phật Lục Tổ Xiêm
Môn phái 5 ông phật Xiêm bao gồm việc thờ 5 hình vị phật ,4 vị mặc áo vàng hở vai phải ,vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng , đó là A Súc Phật. Trong 5 vị thì Thần quyền 5 Ông với mỗi vị có 1 tư thế thủ ấn khác nhau ,dưới chân mỗi vị có 1 linh thú tượng trưng để hầu là sư tử ,voi ,cọp ,gà trắng và rắn ….5 vị hợp lại thành thủ ấn Tam Sơn Quyết (ngón cái và ngón út chạm đầu nhau ,ba ngón còn lại duổi thẳng ra) . Tất cả cùng ngồi trong 1 vầng hào quang có hình như cái lá 3 chạc nhọn,nền hào quang nầy màu đỏ ,cho nên phái Lục Dây của xiêm làm khăn săc màu đỏ là vậy. Phía bên trên và ngoài hào quang nầy có 6 vị chư thiên thần ôm đàn và rải hoa cúng dường ca ngợi , phía dưới vầng hào quang có 2 chiếc quạt dựng thẳng nằm 2 bên .
Tiếp theo, bên dưới phải có ảnh đức lục tổ Ma- ga- ham 6 tay, 2 tay bụm mặt, 2 tay bịt lỗ tai ,2 tay dưới thì 1 bụm sinh dục,1 nắm kéo cổ chân phải vào ,theo thế ngồi kiết già . Ngài toạ trong 1 mạn đà la phù, bên dưới mạn đà la có 2 linh thú là kỳ lân và cọp ,giữa 2 linh thú nầy là dấu phù của tứ đại tượng trưng cho đất- nước -gió -lửa ……


Bên trên là tả nguyên thể của phù tổ tại Xiêm ,nhưng sau nầy khi qua Việt Nam thì có biến thể như sau: A Súc Phật và 2 vị Phật cuối vẫn toạ tại chỗ cũ ,nhưng ở hàng hai từ trên tính xuống thì bên phải và đức Lục Tổ Magaham 6 tay , bên trái là đức Quan Thế Âm Bồ tát …..không còn Mạn đà la riêng cho Lục Tổ như trước.

Nhập môn gồm bùa vẽ tơm vào 2 lá trầu và 3 vắt cơm trắng ,to cỡ ngón chân cái ,tất cả được cúng trên bàn tổ cùng 1 ly nuớc trong. Đầu tiên đệ tử ở trần ngồi xếp bằng chấp tay nhắm mắt ,thầy đọc kinh tổ và tiếng âm ,dùng ngón tay và bàn bàn tay , điểm và vỗ vào thân đệ tử để truyền điển năng và khai thần vị huyệt trên cơ thể.

(Bùa vô 3 vắt cơm khai thần)
Sau đó học trò tự nhiên phát đọc tiếng âm theo thầy ,nếu không đọc được thì thầy sẽ cho 1 trong 5 câu khai khẩu ,xem như phù hợp với chi của vị phật nào trong ngũ hành ,nếu học trò hạp xác thì vô quyền đi cước tại chỗ ,vừa đi vừa đọc lớn tiếng âm…

(Bùa vô lá trầu cho ăn)
Tiếng âm ở đây có 12 loại để nói ,nói lúc vô quyền ,lúc trị bịnh ,làm phép tắc ,đuổi ma …vv…có thể nói là bá sự. Đa số những người hành nghề đồng cốt không thích nghe loại tiếng nầy. Vì khi nghe đọc, họ sẽ đau đầu ,mặc dù không ít người trong số họ cũng nói tiếng âm. Nhưng tiếng âm ở đây là tiếng chư Lục thần quyền ,chứ không phải loại tiếng tại Trung thiên giới của các vị về điển ợ ngáp. Ngoài ra, có 1 loại tiếng nói như ú-ớ mà thôi ,vị đó gọi là ông câm về . Có khi người được vô điển không nói mà bị linh thú nhập vào. Các thú hay về trong hệ phái nầy là cá sấu ,mãng xà ,lang tướng .
Giai đoạn trên cỡ chừng 10 phút ,sau đó thầy sẻ lấy li nước trên bàn tổ phun vào toàn thân học trò từ trên xuống ,sau đó học trò quì gối lên trước bàn tổ ,mổi người nuốt 2 lá trầu phép và 3 viên cơm khi nảy ,khi nuốt cấm đụng răng,cấm nói ,nuốt 1 lần cho thật mạnh …

(Bùa vô lá trầu khai khẩu)
Môn phái 5 Ông coi trọng việc xăm phép vào người ,và phải xăm màu xanh chàm ,vì đó là màu sức mạnh của chư thiên thần. Có loại xăm bằng sữa con so trộn mạt vàng thì chỉ dành xâm 24 bùa Tổ vào lưng hay ngực .
Môn phái nầy có dây kà tha đeo không như bên Miên. Dây là 12 cọng chỉ đỏ lớn sợi se lại ,khi đeo thì như chéo y ca sa của chư tăng , đó là đường viền y từ vai trái qua hông phải.

(Cốt tượng thường đính thêm vào dây kàtha)
Trên dây học trò sơ cơ thì có 7 mắc chì kèm đính 1 cốt phật nhỏ bằng nanh heo rừng hay chì hoặc vàng …và cứ mổi năm thì đính thêm 1 cốt phật do thầy ban ,cao điểm là 12 cốt tất cả ……..

Sau khi nhập môn thì học trò có quyền xâm hình hay đeo tượng đức lục tổ Ma Ga Ham tại ngực .

(Lục tổ Magaham)
Phái này bùa hay vẽ màu đen và đỏ trên giấy vàng, đó là bùa cấp cho đệ tử xài. Mỗi khi trị bịnh thì chú tiếng âm vô dầu xức đầu cổ và tay ,vô nước lã cho uống ,không cho uống bùa giấy .
Sau nầy tại việt nam có thêm vào hệ phái Lỗ Ban Ngũ lôi Cửu Thiên để trị tà ,trước đó thì có phép đả hội đủ đàng Mọi , đàng Chà , đàng Ngãi và chư vị Lục tôn … Sau thêm vào thờ binh chiến sỉ trận vong trong nước, từ đó tại môn nầy có thờ Chánh soái Đại càn .
Tại Sài Gòn thì có 2 chi lưu phát triền mạnh tại quận Tám và khu vực Hoà Hưng ,vị tổ sư cao tay nhất thì ngụ tai chung cư Nguyễn Thiện Thuật cách đây hơn 20 năm. Sau tổ là 1 vị nữ về nhận chưởng quản chi lưu, tại quận 6, từ đó thì bùa Tổ vẽ ra có dạng đơn giản hơn xưa, tức là tập họp 5 bùa tam muội lại ra dáng 1 người nử mặt áo dài đang đứng. Từ đó thêm vào vái “chư vị 5 bà – nặc mô ra buôt dá”.

(Tướng 5 ông)
Nguồn gốc dòng phái tại Xiêm là do từ Pali tại Khơ me truyền qua ,bởi 1 người phụ nữ gốc Xiêm lai Tàu ,do đó các chử Pali viết trong bùa thường có dạng gói lại trong ô vuông như chữ triện của Trung Hoa …tiếng chú đọc pha lẫn tiếng giọng Xiêm và Tàu …điển hình là có 1 phần võ thần về đánh quyền và đọc tiếng Tàu ,gọi là ông Tiều về .
Môn phái nầy ít lưu hành tại Việt Nam vì 2 lẽ …..
Một là nhập môn thì nhiều ,mà số người thọ điển thật sự lại ít ,nên sau vài tháng hay năm thì đa số bỏ cuộc ,vì tháng nào củng phải đến thầy để vô cơm và trầu tiếp …không tiện cho việc ăn ở đi lại ,sinh hoạt .
Hai là sự lên cấp đai ,vô thêm cốt Phật trong dây kà tha cũng rất chậm chạp. Có người tu tập theo 10 năm cũng không nhiều tiến bộ. CÓ lẽ vì môn nầy không nhiều chú trọng về luyện bùa , đa số là bùa không chú , đa số luyện tiếng âm mỗi hàng ngày 2 lần lúc chiều tối và 12 giờ đêm … Cao cấp thì luyện thêm mặt trời…không luyện mặt trăng …khi vẽ làm phép thì đủ thứ bùa mà vẫn dùng tiếng âm thôi. Tức là vẽ bùa sắc mà chú bằng tiếng âm do mỗi người tự luyện hàng ngày .
Đa số bùa bên nầy về sau thì có thêm các bùa của đại thừa như Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Nhật Quang -Nguyệt Quang, Cửu Thiên, Thái Thượng, Chánh soái Đại càn ..vv..cứ vái danh vị vẽ bùa và dùng tiếng âm phổ vào. Ít khi vẽ bùa tay .. đa số bùa khắc mộc in sẵn để trên bàn thờ ,khi có cần thì khấn tên tuổi ngươì xin vào ,thổi hương vào bùa rồi cho .

(Khăn nhập môn)
Vì môn phái nầy có 1 vị tổ là nữ ,và 1 trưởng chi là nữ …cho nên thu nhận nhiều đệ tử nữ khác hẳn các môn phái khác. Nhưng cuối cùng thì môn nầy bị ưu thế mạnh của Thất sơn thần quyền và Tam thập lục tổ mẹ sanh lấn áp ,vì các môn nầy hay dự võ đài ,và cấp phép tránh dao búa bom đạn cho lính đi trận ….nhiều người đã từng học môn trên chuyển sang thọ giáo các môn sau nầy .
Tên pháp môn nầy vào VN lúc xưa gọi là Mô ức Phật hay Mô ức Phật đà lục(lực). Sau lại gọi là Năm ông để dấu nguồn gốc ,cho nên nhiều người nghe ngỡ là Ngũ Công Vương Phật của Tàu !

Lưu ý: Khi đọc tiếng âm mà không thấy điện chạy trong người hay cứng người ,hay là mặt không đổi sắc ,thì tức là đọc theo quán tính mà thôi. Thần không về xác và chứng độ …và vậy thì không bao giờ có thể xài bùa cho linh với tiếng âm như vậy !!! Đó cũng là khuyêt điểm và cũng chính là lí do tại sao ít người chịu theo đuổi môn nầy.
Môn phái 5 ông phật Xiêm, gồm thờ 5 hình vị phật, 4 vị mặc áo vàng hở vai phải, vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng, đó là A Súc Phật.
Trong 5 vị thì mỗi vị có 1 tư thế thủ ấn khác nhau, dưới chân mổi vị có 1 linh thú tượng trưng để hầu là sư tử, voi, cọp, gà trắng và rắn ….
5 vị hợp lại thành thủ ấn Tam Sơn Quyết (ngón cái và ngón út chạm đầu nhau, ba ngón còn lại duổi thẳng ra).
Tất cả cùng ngồi trong 1 vầng hào quang có hình như cái lá 3 chạc nhọn, nền hào quang nầy màu đỏ, cho nên phái Lục Dây của xiêm làm khăn săc màu đỏ là vậy.
Phía bên trên và ngoài hào quang nầy có 6 vị chư thiên thần ôm đàn và rải hoa cúng dường ca ngợi, phía dưới vầng hào quang có 2 chiếc quạt dựng thẳng nằm 2 bên.
Bùa 5 Ông là gì?
Theo truyền thuyết kể về môn phái Năm Ông thì có 5 vị thần, 4 vị mặc áo vàng hở vai (áo cà sa) và 1 vị gọi là A Súc Phật. Cả 5 Ông lục tổ Xiêm đều có tư thế thủ với những linh vật khác nhau, tạo nên thế Tam Sơn Phật.
Trên chỗ 3 vị ngồi tỏa ra một ánh hào quang và có 6 vị chư thần ôm đàn, rải hoa ca ngợi. Đây là môn phái “đội lốt” Phật giáo khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là một tông phái trong Phật giáo. Bởi vì họ thiên về thần học hơn là giảng dạy các giáo lý đạo đức và trí tuệ.
Những người theo môn phái này thường có cho mình một loại bùa gọi là Bùa Năm Ông. Bùa này giữ bên mình để mang lại sự may mắn, hộ mệnh như các vị thần che chở và bảo vệ. Đó chính là lời giải đáp cơ bản cho Bùa Năm Ông là gì.
Nguồn gốc của Bùa Năm Ông
Nguồn gốc bùa Năm Ông dòng phái tại Xiêm là do từ Pali tại Khơ me truyền qua, bởi 1 người phụ nữ gốc Xiêm lai Tàu, do đó các chử Pali viết trong bùa thường có dạng gói lại trong ô vuông như chữ triện của Trung Hoa… tiếng chú đọc pha lẫn tiếng giọng Xiêm và Tàu… điển hình là có 1 phần võ thần về đánh quyền và đọc tiếng Tàu, gọi là ông Tiều về.
Môn phái nầy ít lưu hành tại Việt Nam vì 2 lẽ …..
Một là nhập môn thì nhiều, mà số người thọ điển thật sự lại ít, nên sau vài tháng hay năm thì đa số bỏ cuộc ,vì tháng nào củng phải đến thầy để vô cơm và trầu tiếp… không tiện cho việc ăn ở đi lại, sinh hoạt.
Hai là sự lên cấp đai, vô thêm cốt Phật trong dây kà tha cũng rất chậm chạp. Có người tu tập theo 10 năm cũng không nhiều tiến bộ.
Có lẽ vì môn nầy không nhiều chú trọng về luyện bùa, đa số là bùa không chú, đa số luyện tiếng âm mỗi hàng ngày 2 lần lúc chiều tối và 12 giờ đêm…
Cao cấp thì luyện thêm mặt trời… không luyện mặt trăng… khi vẽ làm phép thì đủ thứ bùa mà vẫn dùng tiếng âm thôi .Tức là vẽ bùa sắc mà chú bằng tiếng âm do mỗi người tự luyện hàng ngày.
Năm ông Phật được tôn thờ trong môn phái võ Phật này là những vị nào ?
Xem qua tư thế và phương hướng an toạ vị, những người theo đạo Tiểu thừa lí giải đó là 5 đời chư Phật từ quá khứ đến tương lai, gồm có :
- Cúc kú săn đá (nhiên đăng cổ phật).
- Gô ga na ma ná (câu na phật).
- Ka sa pa (ca diếp phật).
- Gô ta ma (thích ca phật).
- Mê tri ya (di lạc đương sanh phật).
Nhưng theo Phật giáo Đại thừa lại có lí giải khác theo hệ thống Mật tông Kim Cang thừa.
- Tỳ lô giá na phật.
- Bảo sanh phật.
- A súc bệ phật.
- A di đà phật.
- Bất không thành tựu phật
Có thể còn có những lí giải khác nữa. Tuy nhiên ta phải trở lại với năm ông Phật của hệ thống nguyên thuỷ Theravada (Vệ Đà). Vì những chú pháp của môn võ Phật này xuất phát từ kinh văn của hệ thống Pali nam tông.
Vẫn có đôi khi pha lẫn những câu chú thuật trong kinh Avartha (quyển vệ đà ấn giáo thứ tư chuyên về bùa phép và thần chú)… những chú pháp trong môn phái năm ông Phật này không hề xuất hiện trong kinh mật tông đại thừa, cho dù là Liên hoa hay Kim cang bộ.
Bùa 5 ông có tác dụng gì?
Bùa 5 Ông không phải là bùa chú nên chỉ có tác dụng:
- Nhờ phụ hộ sức khoẻ, bình an;
- Tránh tai ương, sóng gió;
- Bảo vệ người tạo bùa khỏi những thế lực xấu xa, hắc ám;
- Không có tác dụng hại người hay làm người yêu thương.
Cách luyện bùa Năm Ông hiệu nghiệm
Cách luyện bùa chú rất đa dạng và mỗi môn phái có những cách thức luyện khác nhau. Với bùa Năm Ông là môn phái huyền bí, có rất ít tài liệu, do đó cách luyện bùa Năm Ông như thế nào cũng chỉ được truyền cơ bản như sau:
Lúc nhập môn, vẽ bùa têm vào 2 lá trầu và 3 nắm cơm trắng bằng ngón chân cái, cúng lên bàn thờ tổ vị với 1 ly nước trắng. Đệ tử ngồi chấp bằng, thầy đọc kinh và ấn vào các huyệt để khai huyệt cơ thể.
Yểm bùa vào 3 nắm cơm trắng khai thần: Học trò sẽ đọc theo thầy. Nếu không được thì sẽ chọn 1 trong 5 câu mà thầy hướng dẫn để xem hợp với vị thần nào trong 5 ông rồi từ đó mà đọc to theo.
Yểm bùa vào lá trầu cho ăn. Đây là giai đoạn tiếp theo để luyện Bùa Năm Ông. Mất tầm 10 phút. Các đệ tử sẽ đọc tiếng âm (là thứ tiếng 12 loại để nói khi trị bệnh, đuổi ma, vô quyền v.v). Sau 10 phút thì thầy sẽ phun nước lấy trên bàn thờ tổ vào thân thể của đệ tử. Đệ tử quỳ trước bàn thờ tổ nuốt 2 lá trầu và 3 năm cơm đã làm phép lúc ban đầu. Đặc biệt trong cách luyện bùa chú này là không nhai, không đụng răng, không nói, chỉ được nuốt 1 lần thật mạnh và nhanh.
Đệ tử quỳ trước bàn thờ tổ nuốt 2 lá trầu và 3 năm cơm đã làm phép lúc ban đầu. Đặc biệt trong cách luyện bùa Năm Ông là không được nhai, không đụng răng, không nói, chỉ được nuốt 1 lần thật mạnh và nhanh.
Yểm bùa vào lá trầu khai khẩu: Nhập môn phái Năm Ông và muốn làm bùa Năm Ông thì phải coi trọng việc xăm mình. Xăm màu xanh tràm đại diện cho sức mạnh của thần linh. Kèm theo đó là dây cà tha gồm 12 cọng chỉ đỏ lớn se lại.
Đeo từ vai trái qua hông phải như cách mặc áo cà sa. Trên dây cà tha thường có thêm cốt tượng bằng răng lợn rừng hoặc chì, vàng. Cứ 7 mắc lại có 1 cốt tượng. Mỗi năm đính thêm 1 cốt do thầy ban cho. Nhiều nhất là 12 cốt.
Môn phái Năm Ông thường chú trọng bùa chứ không phải chú. Bùa được in khắc mộc đặt trên bàn thờ. Khi cần thì đọc tên tuổi người cần xin rồi thổi vào đó đem cho.
Bài kinh đạo chú Bùa Năm Ông
Bài kinh Bùa 5 Ông
Sau đây, xin trình bày một bài kinh đạo năm ông của một tiền bối trước 1960 đã truyền lại như sau:
- Ê bê tê sô pắc a qua ra a ra hăng sam ma sam
- bích thố qui chia cha ra.
- Nam sam bo to soc ca tolục ca qui tua mắc thò ro.
- Khô rit sa thơn na tha ra thê sách sa thơn.
- Na ra thê sách tha thê qua qui ma nức
- Xà nặng binh nhakhe thăng buốt chia gia.
Cách luyện kinh Bùa 5 Ông
Niệm 7 lần buổi sáng bình an trong ngày, 7 lần vô nuớc xối trừ bịnh ma, 7 lần niệm thở ra…
Chuyện chi xấu cũng qua, 21 lần vô dầu xức trị bịnh, 21 lần niệm vô thở ra băng qua chiến sự bình an, 7 lần rồi nghỉ ngơi không ma quỉ hay hung thần quấy phá, 7 lần vô nước uống khoẻ lại, 7 lần vô nước rửa mặt cho nhớ dai và hết ngây dại, 7 lần vô 7 hạt gạo nếp gói lại nhét vô vạt áo…
Đi xa có chổ nương nhờ tấm thân, ngậm nước trong miệng niệm 7 lần rồi nuốt vô…
Nhớ đến cái bình bát của phật đi 1 ngày không có ăn cũng không bị đói lã.
Lời kết
Bài viết trên Thế Giới Tiện Dụng đã chia sẻ những thông tin về Bùa 5 Ông. Cho đến bây giờ, môn 5 ông phật gần như thất truyền hẳn tại miền nam Việt và tại Cao Miên, ở Thái Lan thì nó lại bị khuếch trương và biến hoá ra vô số đồ hình để đáp ứng cho hầu như tất cả yêu cầu của đa số con người bình thường.
Các tìm kiếm liên quan đến bùa năm ông
Bùa Năm ông kỳ gì
Võ bùa Năm ông
Cách giải bùa 5 ông
Đạo Năm ông chư trắng lời kinh 1
Thần quyền 5 ông
Thầy bùa Lỗ Ban ở đâu
36 vị Thần Bùa
Năm ông Phật Xiêm
Tìm hiểu về 72 giá hầu đồng và những thông tin ít người biết.
36 Chữ Bùa Lỗ Ban linh nghiệm bí ẩn đã được tiết lộ.