72 giá hầu đồng
72 giá hầu đồng

Hầu đồng để làm gì?

Hầu đồng là để yên căn, yên số, yên bản mệnh, xin sự an lành của chính mình, không xin lộc các giá hầu vì buổi hầu đồng không phải  nơi để xin “lộc, lá”. Hiện nay ở một số trường đã đưa hầu đồng trở thành một môn học trong tín ngưỡng dân gian.

Coi đó như là phương thức để giải tỏa các dồn nén, bức xúc (stress) của con người. Bởi suy cho cùng, hầu đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

Trong buổi lên đồng, bạn cần biết đặc điểm của các giá trong hầu đồng để nhận biết trong nghi lễ khi thanh đồng đang hầu ai, vị thánh thần nào để mình vái lạy và lời cầu xin của mình có đúng với quyền phép của vị Thánh, Mẫu,… đó khi đắc đạo để lời thỉnh cầu của mình được toại nguyện. Dưới đây là tất cả các giá hầu đồng cần biết:

Về tất cả 72 giá hầu đồng

1. Mẫu đệ nhất thiên tiên

2. Mẫu đệ nhị thượng ngàn

3. Mẫu đệ tam thoải cung

4. Đức thánh ông Trần Triều

5. Đệ nhất Vương Cô

6. Đệ nhị Vương Cô

7. Chúa đệ nhất thượng thiên

8. Chúa đệ nhị nguyệt hồ (Chúa nguyệt hồ)

9. Chúa đệ tam Lâm Thao

10. Quan đệ nhất

11. Quan đệ nhị

12. Quan đệ tam

13. Quan đệ tứ

12. Quan đệ ngũ

13. Quan điều thất

14. Chầu đệ nhất thượng thiên

15. Chầu đệ nhị thượng ngàn

16. Chầu đệ tam thoải cung

17. Chầu đệ tứ khâm sai

18. Chầu năm suối lân

19. Chầu lục cung nương

20. Chầu bảy kim giao

21. Chầu tám bát nàn

22. Chầu chín cửu tỉnh

23. Chầu mười mỏ ba

24. Chầu bé thượng ngàn

25. Chầu bé thoải cung

26. Ông hoàng cả

27. Ông hoàng đôi

28. Ông hoàng bơ

29. Ông hoàng bơ bắc quốc

30. Ông hoàng bảy bảo hà

31. Ông hoàng mười Nghệ An

32. Cô nhất thượng thiên

33. Cô đôi thượng ngàn

34. Cô bơ hàn sơn

35. Cô tư ỷ la

36. Cô năm suối lân

37. Cô sáu sơn trang

38. Cô bảy kim giao

39. Cô tám đồi chè

40. Cô chín Sòng Sơn

41. Cô mười mỏ ba

42. Cô bé thượng ngàn

43. Cô bé thoải phủ

44. Cậu hoàng cả

45. Cậu hoàng đôi

46. Cậu hoàng bơ

47. Cậu bé đồi ngang (cậu hoàng quận)

48. Cậu bé đồi non

49. Cậu bé phủ bóng

50. Cậu bé đông cuông

51. Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ)

Lạc Long Quân (Thoải Phủ)

53. Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ)

54. Đức thánh Trần

55. Đức thánh Phạm

56. Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

57. Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ

58. Chúa Đệ Tam Lâm Thao

59. Chúa Cà Phê

60. Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương

61. Chúa Long Giao

62. Chúa Thác Bờ

63. Chúa Mọi

64. Đệ nhất Vương Quan

65. Đệ nhị Vương Quan

66. Thanh Xà đại tướng quân

67. Bạch xà đại tướng quân

68. Thanh xà đại tướng quân

69. Đông Phương Giáp Ất

70. Nam Phương Bính Đinh

71. Trung Ương Mậu Kỷ

72. Tây Phương Canh Thân

Thứ tự các giá hầu đồng trong 1 vấn hầu

Ví như các vị Thánh Mẫu bao giờ cũng giáng, các giá quan trong hầu đồng, quan lớn hay giáng như Quan Lớn Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Ngũ, Chầu Đệ Nhị, Chầu Lục, Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Mười, Cô Bơ Thoải, Cô Bé Thượng Ngàn… Thường trong một buổi hầu nhiều nhất cũng chỉ tới 20 vị, ít nhất là 10 vị còn bình thường là 15 vị.

Nghi thức các giá trong một buổi hầu đồng

Các giá chầu hầu đồng như Chầu bà và Cô đều phải quỳ hành lễ, khai quang bằng quạt và hương chín. Một số giá như giá cô Cả, cô Bơ về hiến hương không múa cờ thần cờ hội (cờ thần thì để treo, cờ hội chỉ có diễn viên hề trên sân khấu mới múa chứ trong hầu bóng chỉ đi ngọn cờ hồng bằng khăn phủ diện).

Cách nhận biết các giá hầu đồng

Hầu đồng là một nét đẹp văn hoá trong tâm linh tín ngưỡng của người Việt. Nhưng có đến 72 giá hầu, làm thế nào để có cách nhận biết các giá hầu đồng, thanh đồng đang hầu ai, vị thánh thần nào để mình vái lạy? Và lời cầu xin của mình có đúng với quyền phép của vị Thánh, Mẫu… đó khi đắc đạo, để lời cầu xin ấy được toại nguyện?

A. TAM TÒA THÁNH MẪU:

Nếu không kể đến Ngọc Hoàng thì ba vị Thánh Mẫu là ba vị Thánh tối cao nhất của đạo Mẫu. Khi hầu đồng người ta phải thỉnh ba vị Thánh Mẫu trước tiên rồi mới đến các vị khác, tuy nhiên khi thỉnh Mẫu người hầu đồng không được mở khăn phủ diện mà chỉ đảo bóng rồi xa giá, đó là quy định không ai được làm trái, và sau giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới đựoc mở khăn hầu đồng. Theo tín ngưỡng cổ thì ba giá Mẫu hóa thân vào ba giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Đệ Tam, nên coi như Ba giá Chầu Bà là hóa thân của Ba giá Mẫu.

B. CHƯ VỊ TRẦN TRIỀU

Dân gian ta có câu

“Tháng tám hội Cha, tháng ba hội Mẹ”

Mẹ ở đây là Mẫu Liễu Hạnh, còn Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, cùng với một số giá gọi là hàng Trần Triều. Tuy nhiên theo tín ngưỡng dân gian thì bên Đạo Mẫu (Tam Tòa Thánh Mẫu) và bên Trần Triều rất kị nhau, vì thế phải là người đồng nào có căn mạng thì khi hầu đồng mới thỉnh và hầu về các giá Trần Triều sau giá Mẫu, còn không thì thông thường người ta không thỉnh về hàng Trần Triều.

C. TAM VỊ CHÚA MƯỜNG

Trên Toà Sơn Lâm Sơn Trang có 18 Chúa Bói, 12 Chúa Chữa, nhưng khi hầu đồng, chỉ thỉnh ba vị tối thượng gọi là Tam Vị Chúa Mường, ba vị Chúa này là những người phụ nữ nhân đức, cả đời làm việc phúc giúp dân chúng và triều đình nên được người đời nhớ ơn và lập đền thờ.

D. NGŨ VỊ TÔN ÔNG – CÔNG ĐỒNG QUAN LỚN

Là các vị quan lớn trong Tứ Phủ, cai quan bốn phương và đều là các vị hoàng tử, danh tướng, có công với quốc gia. Gọi là Ngũ Vị Tôn Ông vì theo hàng chính là gồm 5 vị quan lớn, nhưng ở một số nơi khi hầu đồng người ta thỉnh 6 vị.

E. TỨ PHỦ CHẦU BÀ

Các vị Chầu Bà trong Tứ Phủ là những phụ nữ nhân đức hay các nữ tướng có công với dân với nước nên khi từ trần được nhân dân thờ phụng và được tôn thành các vị Chầu Bà trong Tứ Phủ, được Vua Mẫu giao cho cai quản sông núi và mọi việc nhân gian.

Hàng Tứ Phủ Chầu Bà có 12 vị tuy nhiên cũng như ở một số nơi có sự khác nhau, thêm 2 vị nữa vào hàng thứ 3 và thứ 5.

G. TỨ PHỦ ÔNG HOÀNG

Cũng như hàng Quan Lớn, các Ông Hoàng cũng là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng.

H. TỨ PHỦ TIÊN CÔ

Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu, Chúa Mường, Chầu Bà. Các Tiên Cô là những cô gái đoan trang, liệt nữ, có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân lập đền thờ phụng.

K. TỨ PHỦ THÁNH CẬU

Là các vị cậu chết trẻ, tinh nghịch, thường phù hộ cho các gia đình buôn bán cũng như những người muốn cầu học hành.

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm:

  1. Cậu Hoàng Cả
  2. Cậu Hoàng Đôi
  3. Cậu Hoàng Bơ
  4. Cậu Bé
  5. a, Cậu Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận)
  6. b, Cậu Bé Đồi Non

Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông….

Các cậu về (ngự đồng) thường mặc áo cánh các màu ứng với mỗi giá, đầu vấn khăn, hai bên tay thường có hoa cài, chân quấn xà cạp, đi giày thêu. Các cậu về thường làm lễ tấu rồi đi hèo hoặc múa lân.

Nhiều người cũng quan tâm
Bùa 5 Ông Phật Lục Tổ Xiêm là gì? Cách luyện hiệu nghiệm.

0,0 (0)

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trần Thanh Tài

Trần Thanh Tài là tác giả tại Thế Giới Tiện Dụng. Với niềm yêu thích khám phá, trải nghiệm và chia sẻ về sản phẩm chất lượng, tiện ích thông minh, đa năng, cho cuộc sống tiện nghi hơn.

Trả lời